vlxd bình dương

vlxd binh duong

giá vật liệu xây dựng bình dương

cần xây dựng thương hiệu cho các hãng gạch ốp lát | vlxd Bình Dương CMC

vlxd bình dương, vlxd binh duong, giá vật liệu xây dựng bình dương, vxld tại bình dương.
CÔNG TY CP KINH DOANH TM VLXD BÌNH DƯƠNG CMC Địa chỉ : 229 Hoàng Hoa Thám, P.Hiệp Thành, TP. Thủ Dầu Một, T. Bình Dương
Cần xây dựng thương hiệu cho cho doanh nghiệp gạch ốp lát Việt

 

Doanh thu không kém xi măng, nhưng vốn chỉ bằng 1/5

Kể từ m² gạch ốp lát đầu tiên được sản xuất ở Việt Nam năm 1993, ngành sản xuất gạch ốp lát Việt Nam đã có bước thăng tiến chóng mặt với tốc độ tăng trưởng trung bình 10 – 15%/năm.

Đến năm 2017, ngành gạch ốp lát đã có công suất 700 triệu m², sản lượng sản xuất gần 600 triệu m², đạt tổng doanh thu khoảng 3 tỷ USD trong đó xuất khẩu 400 triệu USD. Sự phát triển vượt bậc này đã giúp ngành gạch ốp lát Việt Nam vươn lên vị trí thứ 5 trong Top 10 nước sản xuất gạch ốp lát hàng đầu thế giới.
 

Công nghệ sản xuất gạch ốp lát ngày càng được hiện đại hóa.


Quan trọng hơn, sự phát triển chóng mặt của ngành sản xuất gạch ốp lát Việt Nam đã tạo ra một chuỗi việc làm trực tiếp và gián tiếp cho hàng vạn lao động khắp cả nước, từ những người cung cấp nguyên liệu cho đến những người tiêu thụ sản phẩm và cả những người xây dựng. Nói cách khác, ngành sản xuất gạch ốp lát đã và đang đóng góp rất lớn vào nền kinh tế quốc dân và an sinh xã hội.

Ông Đinh Quang Huy - Chủ tịch Hiệp hội gốm sứ Xây dựng Việt Nam cho rằng: “Ngành sản xuất gạch ốp lát và sứ vệ sinh đang mang lại giá trị kinh tế xấp xỉ ngành sản xuất xi măng là một ngành sản xuất chiến lược, nhận được nhiều sự quan tâm hơn của xã hội”.

Nếu tổng doanh thu nội địa và xuất khẩu năm 2017 của ngành xi măng khoảng 3,5 tỷ USD, thì ngành gạch ốp lát và sứ vệ sinh cũng đạt trên 3 tỷ USD. Nhưng ngành xi măng lại phải đầu tư một số vốn rất lớn.

Cụ thể, một suất đầu tư 70 tỷ đồng (khoảng 3 triệu USD) có thể tạo ra 1 triệu m² gạch ốp lát. Như vậy, ngành gạch ốp lát sẽ tiêu tốn 2,1 tỷ USD để đạt công suất 700 triệu m² trong năm 2017. Nhưng số vốn 2,1 tỷ USD lại chỉ có thể tạo ra khoảng 15 triệu tấn xi măng, và để tạo ra 80 triệu tấn xi măng trong năm 2017 thì số tiền đầu tư phải rơi vào khoảng 11 tỷ USD. Như vậy hiện tại riêng ngành gạch ốp lát có thể tạo ra giá trị gần ngang bằng ngành xi măng nhưng với số vốn đầu tư chỉ khoảng 1/5 của ngành xi măng.

Sản lượng cao, nhưng hiệu quả còn thấp

Dù sở hữu công suất và sản lượng tiêu thụ thuộc Top đầu thế giới, nhưng hiệu quả của ngành gạch ốp lát Việt Nam vẫn còn kém xa nhiều nước trên thế giới. Ví như năm 2017, ngành gạch ốp lát Italia chỉ có sản lượng tiêu thụ 425 triệu m² và đạt doanh thu khoảng 6,6 tỷ USD, trong đó hơn 4 tỷ USD là doanh thu xuất khẩu.

Trong khi đó, ngành gạch ốp lát Việt Nam dù có sản lượng tiêu thụ gần 600 triệu m², nhưng doanh thu chỉ đạt khoảng 3 tỷ USD. Điều này chứng tỏ rằng, chất lượng, mẫu mã của gạch ốp lát Việt Nam còn thấp và đặc biệt là thương hiệu gạch ốp lát Việt Nam còn rất thua kém gạch ốp lát Italia, Tây Ban Nha…

Theo ông Đinh Quang Huy: “Ngành gạch ốp lát Việt Nam muốn nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ, phải chú ý toàn tuyến sản xuất, từ khâu nhập nguyên liệu cho đến sản phẩm cuối cùng đều phải hoàn thiện tối ưu để tiết kiệm chi phí và đặc biệt là nâng cao chất lượng sản phẩm”.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng phải chú trọng tạo ra mẫu mã, kích thước đa dạng, bề mặt trang trí hấp dẫn để thu hút người tiêu dùng trong và ngoài nước, bởi suy cho cùng, gạch ốp lát cũng là một sản phẩm của nghệ thuật và thời trang.

Ngoài ra, một yếu tố không thể thiếu để nâng cao hiệu quả tiêu thụ của sản phẩm gạch ốp lát là xây dựng thương hiệu gạch ốp lát Việt Nam trên thị trường.

Ông Đinh Quang Huy cho biết thêm: “ 1m² gạch ốp lát Italia bán tại Việt Nam có giá gấp gần 3 lần so với gạch ốp lát bản địa, trong đó thương hiệu là yếu tố rất lớn tạo nên sự chênh lệch giá đó”. Chính vì vậy, các sản phẩm gạch ốp lát Việt Nam cũng cần xây dựng được thương hiệu quốc tế để nâng cao giá bán trên thị trường trong nước và xuất khẩu.

Không để tụt hậu về công nghệ

Vậy các doanh nghiệp Việt Nam cần phải làm gì để xây dựng được sản phẩm gạch ốp lát thương hiệu Việt? Ông Đinh Quang Huy khuyến nghị, các doanh nghiệp cần mang sản phẩm gạch ốp lát Việt Nam ra các hội chợ, triển lãm quốc tế để giới thiệu sản phẩm, hoặc tổ chức các hội chợ triển lãm gạch ceramic quốc tế tại Việt Nam để tạo ra hiện trường so sánh các loại sản phẩm trong và ngoài nước nhằm từng bước nâng cao giá trị thương hiệu của gạch ốp lát Việt Nam, để trong tương lai giá gạch Việt Nam không quá thấp so với các thương hiệu khác như hiện nay.

Ông Đinh Quang Huy cũng cho biết, “Công đoạn gia công nguyên liệu, tạo ra hồ bột ốp lát và sấy nung cơ bản không có nhiều thay đổi. Cải tiến mới nhất trong công nghệ sản xuất gạch ốp lát chỉ nằm ở công đoạn ép tạo hình và in ấn”.

Trong đó, các thế hệ máy ép mới đã ra đời và liên tục thay đổi theo từng năm. Mỗi thế hệ máy ép mới lại mang đến những ưu thế nổi trội so với thế hệ cũ. Hiện nay, đã ra đời máy ép không có khuôn ở Sacmi, System Italia, sản phẩm ép rộng tới 1,6m với độ dài tùy ý đã nhiều nước sử dụng, nhưng chưa có ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, công nghệ in ấn, trang trí hoa văn trên bề mặt gạch ốp lát cũng đang được cải tiến từng ngày. Hiện tại, công nghệ in tiên tiến nhất là in kỹ thuật số, có thể tạo ra hàng loạt mẫu mã mới trong một thời gian ngắn và hiệu ứng trên bề mặt gạch ốp lát rất sâu, rất nét, vượt trội so với các loại in cũ. Những công nghệ mới cũng đang giúp ngành gạch ốp lát giảm tiêu hao nguyên liệu và tiết kiệm chi phí sản xuất, đa dạng sản phẩm và nâng cao hiệu quả.

Theo đánh giá của ông Đinh Quang Huy, các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang tiếp thu, áp dụng rất tốt các công nghệ sản xuất mới, điều đó đảm bảo rằng thiết bị, công nghệ, và sản phẩm gạch ốp lát Việt Nam luôn cập nhập với thế giới. Điều đó đảm bảo để ngành gạch ốp lát Việt Nam phát triển bền vững, xứng đáng là một trong những ngành kinh tế quan trọng đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của đất nước.

Chia sẻ:
Bài viết khác:
Go Top